Nhật ký Em là cô gái Ê Đê

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Nhật ký Em là cô gái Ê Đê

Nhật ký Em là cô gái Ê Đê


    BỆNH TRĨ NỘI ĐỘ 1 VÀ BỆNH TRĨ NỘI ĐỘ 2 - CÁCH CHỮA

    DuongDe
    DuongDe
    Admin


    Tổng số bài gửi : 180
    Join date : 19/03/2017
    Age : 36
    Đến từ : BMT

    BỆNH TRĨ NỘI ĐỘ 1 VÀ BỆNH TRĨ NỘI ĐỘ 2 - CÁCH CHỮA Empty BỆNH TRĨ NỘI ĐỘ 1 VÀ BỆNH TRĨ NỘI ĐỘ 2 - CÁCH CHỮA

    Bài gửi by DuongDe Sun Mar 19, 2017 1:21 am

    Nhiều bệnh nhân khi nghe bác sĩ chuẩn đoán mắc Bệnh trĩ nội độ 1 hay trĩ nội độ 2 thì không hiểu rằng bệnh đang ở giai đoạn nào? Nặng hay nhẹ? Và có nguy hiểm không? Để giúp bệnh nhân hiểu hơn về bệnh trĩ nội, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với các bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà. Hy vọng sẽ giúp người bệnh có thêm những kiến thức bổ ích để chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho bản thân.

    BỆNH TRĨ NỘI ĐỘ 1 VÀ TRĨ NỘI ĐỘ 2

    Trước tiên, người bệnh cần hiểu rõ trĩ nội là gì?

    Trĩ nội là bệnh lý hậu môn trực tràng thường gặp, bất kỳ ở độ tuổi nào, nghề nghiệp nào cũng có thể mắc bệnh trĩ. Đặc biệt là phụ nữ mang thai, sau sinh và người cao tuổi là những đối tượng dễ mắc trĩ nhất.

    Trĩ nội độ 1 và trĩ nội độ 2
    [You must be registered and logged in to see this image.]
    (Trĩ nội độ 1 và trĩ nội độ 2)

    Tại ống hậu môn bao gồm các tĩnh mạch hậu môn, những tĩnh mạch này có chức năng co bóp hậu môn giúp hậu môn khép kín và mở ra khi cần thiết. Vì một số lý do nào đó tác động lên hậu môn khiến các tĩnh mạch này bị co dãn dẫn tới bệnh trĩ. Các búi trĩ sa ra ngoài hậu môn theo từng giai đoạn, khi đến giai đoạn bệnh nặng búi trĩ nằm thường trực ngoài hậu môn. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

    Bệnh trĩ nội được chia thành 4 độ:
    - Trĩ nội độ 1 và trĩ nội độ 2 là giai đoạn đầu của bệnh trĩ nội
    - Trĩ nội độ 3 và trĩ nội độ 4 là giai đoạn sau của bệnh trĩ nội

    Triệu chứng trĩ nội độ 1
    Triệu chứng chủ yếu là đại tiện ra máu, lượng máu ở giai đoạn này khá ít, hầu như chỉ dính trên giấy vệ sinh. Kèm theo những triệu chứng như đau rát hậu môn, ngứa hậu môn.

    Triệu chứng trĩ nội độ 2
    Khi bệnh trĩ nội đã phát triển đến độ 2, vẫn xuất hiện triệu chứng đại tiện ra máu, lượng máu nhiều hơn, có thể nhỏ thành từng giọt khi đại tiện. Đặc biệt, người bệnh sẽ thấy vướng hậu môn do búi trĩ sa ra ngoài khi đại tiện, sau đó tự tụt vào trong hậu môn. Khiến người bệnh có cảm giác đau rát hậu môn, chảy dịch hậu môn gây ngứa ngáy.

    BỆNH TRĨ NỘI ĐỘ 1 VÀ TRỊ NỘI ĐỘ 2 CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

    Trĩ nội độ 1 và trĩ nội độ 2 là giai đoạn đầu của bệnh trĩ nội. Khi trĩ ở giai đoạn này người bệnh không cần quá lo lắng. Chỉ cần chú ý ăn uống, tập luyện và điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ có thể cải thiện đáng kể tình trạng bệnh mà không cần phải sử dụng bất kỳ phương pháp ngoại khoa nào.

    Tuy nhiên, thực trạng cho thấy, người bệnh khi ở giai đoạn này thường chủ quan, dẫn tới tình trạng bệnh nặng hơn, gây khó chịu và phiền toái đến cuộc sống hàng ngày mới tiến hàng điều trị. Dẫn tới khó khăn trong điều trị cũng như gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây biến chứng dẫn tới ung thư trực tràng, thiếu máu, bội nhiễm, …. Bởi vậy, người bệnh nên đến cơ sở y tế để tiến hành điều trị càng sớm càng tốt, đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân.

    CÁCH CHỮA TRĨ NỘI ĐỘ 1 VÀ ĐIỀU TRỊ TRĨ NỘI ĐỘ 2

    Theo các bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà cho biết: để điều trị bệnh trĩ nội độ 1 và trĩ nội độ 2, người bệnh chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt và vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, ngoài ra có thể kết hợp với một số loại thuốc nội khoa khác.

    Sử dụng thuốc: Có thể sử dụng các loại thuốc đặt, thuốc bôi hậu môn hoặc thuốc uống, có tác dụng hỗ trợ đại tiện dễ dàng, giảm đau, chống phù nề hậu môn. Tuy nhiên sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý mua thuốc sử dụng.

    Bổ sung chất xơ: Bổ sung các thực phẩm như rau xanh, rau lang, mồng tơi, diếp cá, … các loại hoa quả, củ, ngũ cốc, … giúp nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, cần uống nhiều nước ( 2 lít/ ngày), giúp mềm phân, đại tiện dễ dàng.

    Tập thói quen đại tiện: Nên tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, tốt nhất là vào buổi sáng. Không nhịn đại tiện, không ngồi đại tiện quá lâu khiến bệnh trĩ trầm trọng hơn.

    Vận động thường xuyên: Không đứng ngồi nhiều quá lâu mà cần vận động giúp các tĩnh mạch hậu môn không bị tắc nghẽn, khiến bệnh nặng hơn. Dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục nhẹ nhàng, không ngồi lâu quá 1 giờ liên tục.

    Vệ sinh hậu môn sạch sẽ: Chú ý vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước sạch hàng ngày đặc biệt là sau khi đại tiện. Ngoài ra, người bệnh có thể ngâm hậu môn 5 – 10 phút bằng nước ấm mỗi ngày, giúp giảm đau và các mạch máu vận hành tốt hơn, cải thiện tình trạng bệnh.

      Hôm nay: Sat Apr 27, 2024 2:58 pm